Sâm ngọc Linh loại 1 tại KonTum bán giá rẻ

Tại Tỉnh Kontum cung cấp sâm Ngọc Linh loại 1 cam kết chất lượng liên hệ anh Ngà:0606.283.789-0962.820.879.

KonTum Cung cấp Sâm Ngọc Linh tươi loại 1

Tại Tỉnh Kontum cung cấp sâm Ngọc Linh loại 1 cam kết chất lượng liên hệ anh Ngà:0606.283.789-0962.820.879.

KonTum cung cấp Sâm ngọc linh chữa bệnh

Tại Tỉnh Kontum cung cấp sâm Ngọc Linh loại 1 cam kết chất lượng liên hệ anh Ngà:0606.283.789-0962.820.879.

KonTum cung cấp sâm ngọc linh toàn quốc

Tại Tỉnh Kontum cung cấp sâm Ngọc Linh loại 1 cam kết chất lượng liên hệ anh Ngà:0606.283.789-0962.820.879.

Kontum cung cấp Sâm Ngọc Linh núi rừng loại 1

Tại Tỉnh Kontum cung cấp sâm Ngọc Linh loại 1 cam kết chất lượng liên hệ anh Ngà:0606.283.789-0962.820.879.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Giới thiệu cây sắn dây Việt Nam

Cây sắn dây


CÂY SẮN DÂY

-Tên gọi khác: cát căn, cam cát căn, phấn cát căn, củ sắn dây, bạch cát, bẳn mắm kéo (cách gọi của người Thái), và khau cát (cách gọi của người Tày).
-Tên tiếng Anh: Kudzu (gốc tiếng Nhật), Radix Puerariae
-Tên khoa học: Pueraria thomsoni Benth.
-Tên đồng nghĩa:
Pueraria lobata Willd.
Pueraria montana Lour.
Pueraria thunbergiana Siebold & Zucc.
Pueraria triloba Mak.
Dolichos spicatus Grah.
-Các loài tương cận:
Sắn dây rừng Myanmar: Pueraria mirifica Airy Shaw & Suvatab.
Sắn dây Nhật Bản: Pueraria lobata (Willd.) Ohwi

Phân loại khoa học


Bộ (ordo):
Đậu (Fabales)
Họ (familia):
Đậu (Fabaceae)
Phân họ (subfamilia):
Đậu (Faboideae)
Tông (tribus):
Phân tông (subtribus):
Glycininae
Chi (genus):
Sắn dây (Pueraria)
Loài (species):
Pueraria thomsoni

Phân bố

Chi sắn dây (Pueraria) là chi chứa khoảng 15-20 loài thực vật bản địa Châu Á.
Các loài quan trọng gồm:
P. edulis Pamp.
P. lobata (Willd.) Ohwi (Kudzu) (= P. montana var.lobata)
P. montana (Lour.) Merr. Sắn dây rừng
P. phaseoloides (Roxb.) Benth.
P. thomsonii Benth. Sắn dây
P. mirifica
P. omeiensis Wang et Tang
P. peduncularis Grah.
P. tuberosa (Roxb.ex Willd.) DC.
P. wallichii (có thể không thuộc chi Pueraria).
Cây sắn dây (Pueraria thomsoni) là một loài dây leo nhiệt đới mọc nhiều nơi trên trái đất.
Ở Việt Nam Sắn dây là loại cây quen thuộc, mọc hoang trong rừng hoặc được trồng lấy củ ăn và làm thuốc, có mặt ở mọi vùng trong nước, là loại củ có công năng giải nhiệt rất hiệu quả, sử dụng thích hợp trong mùa hè, Đông y sử dụng làm thuốc khá phổ biến trong các thang thuốc trị liệu nhiều bệnh chứng. 
Nó còn gọi là cát căn, cam cát căn, phấn cát căn, củ sắn dây, bạch cát, bẳn mắm kéo (cách gọi của người Thái), và khau cát (cách gọi của người Tày).

Mô tả

Cây sắn dây (Pueraria thomsoni) là một loài dây leo nhiệt đới sống nhiều năm.
-Thân: Cây Sắn dây là loài dây leo, sống lâu năm, có thể dài tới 10 m.
-Rể: Rễ phát triển thành củ dài, to. Rễ củ đã cạo lớp bần bên ngoài, hình trụ, hoặc hình bán trụ, dài 12 - 15 cm, đường kính 4 - 8 cm, có khi là những lát cắt dọc hoặc vát, dày, có kích thước khác nhau. Mặt ngoài màu trắng hơi vàng, đôi khi còn sót lại ở các khe một ít lớp bần màu nâu. Chất cứng, nặng và nhiều bột. Mặt cắt ngang có nhiều sợi tạo thành những vòng  đồng tâm màu nâu nhạt; mặt cắt dọc có nhiều vân dọc do các sợi tạo nên. Mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt, mát.
-Lá: Lá kép, mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy.
-Hoa: Cụm hoa hình chùm mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy. Cụm hoa hình chùm mọc ở kẽ lá gồm nhiều loại hoa màu xanh tím, thơm.
-Quả: Quả giáp dẹt màu vàng nhạt, có lông mềm, thắt lại giữa các hạt.
-Hạt: Hạt dẹp, nhỏ, rắn, màu nâu đen, có thể phát tán do rụng hạt.

Lá, hoa và củ cây sắn dây


Hoa cây sắn dây


Quả cây sắn dây


Củ cây sắn dây

Thành phần hóa học

Theo phân tích ở Trung Quốc và nước ngoài, trong các bộ phận cây sắn dây có:
-có các acid amin: asparagin, adenin.
-Rễ củ isoflavon: pueradin, daidzein C15H10O4, daidzein C21H20O9, tinh bột.
-Cát căn có tinh bột, các flavonoit puerarin, daizin, daizein.
Thành phần hóa học chính của cát căn
+Tinh bột :12 - 15% (rễ tươi)
+Flavonoid:
-Puerarin, Puerarin-Xyloside, Daidzein, Daidzin, b-Sitosterol, Arachidic acid (Trung Dược Học).
-Daidzein (C15H10O4), Daidzein (C21H20O9), Daidzin, Puerarin, 4’-Methoxypuerarin, Daidzein-4’, 7-Diglucoside (Chương Dục Trung, Dược Vật Phân Tích Tạp Chí 1984).
-Daidzein-7-(6-O-Malonyl)-Glucoside (Hirakura K và cộng sự,1990).
-Genistein, Formononetin, Daidzein-8-C-Apiosyl (1-6)-Glucoside), Genistein-8-C-Apiosyl (1-6)-Glucoside), Puerarinxyloside, PG 2, 3’-Hydroxypuerarin PG-1, 3’-Methyoxypuerarin, PG-3 (Kinjio J và cộng sự, Chem Pharm Bull, 1987).

Công dụng

Cây sắn dây được trồng ở nhiều nơi làm thực phẩm và làm thuốc. Củ sắn dây có thể chế biến chín để ăn trực tiếp. Bột sắn dây thường để pha nước uống, nấu chè v.v
Sắn dây có thể dùng như một loại thuốc chữa cảm sốt, nhức đầu, khát nước, mụn nhọt.
a-Củ sắn đây được dùng làm thực phẩm
1-Củ sắn dây được luộc ăn trực tiếp
Ở Việt Nam củ sắn dây được luộc ăn trực tiếp như củ nâu, khoai từ. Tuy củ có nhiều xơ không ngon như các loại khoai khác nhưng rất tốt cho đường ruột.

Củ sắn dây luộc
2-Củ sắn dây được nướng ăn trực tiếp
Ở những vùng có nhiều sắn dây mọc hoang hoặc được trồng, củ sắn dây nướng là món ăn chống đói trực tiếp ngoài rừng rất hấp dẫn.
3- Củ sắn dây dược dùng để trích tinh bột
Củ sắn dây cũng thường được mài lấy bột để sử dụng, gọi là bột sắn dây. Củ được sơ chế sạch, xay nhuyễn cùng với nước, lọc để tinh bột sắn dây lắng xuống sau đó đem phần bột này phơi khô, bẻ miếng nhỏ. Tại Việt Nam tinh bột sắn dây thường được ướp cùng với một số loại hoa như hoa nhài, hoa bưởi.
Trên thị trường Việt Nam, bột sắn dây tinh khiết được bán với giá đắt gấp 7-10 lần giá gạo ở các cửa hàng thực dưỡng và được dùng như thực phẩm chức năng.

Củ sắn dây khô (Cát căn)


Bột lọc từ củ sắn dây


Bộ sắn dây thương phẩm
Tinh bột sắn dây được dùng vào nhiều việc:
*Tinh bột sắn dây dùng làm nước giải khát: Tinh bột sắn dây dạng bột nhuyễn được pha trực tiếp vào nước sôi có món giải khát là nước sắn đây nóng. Được dùng làm thức uống điểm tâm có tác dụng nhuận tràng rất tốt. Nếu tinh bột ở dạng rắn, đập nhỏ,  ngâm nước, quậy tan rồi đun sôi.

Nước bột sắn dây đơn giản


Nước bột sắn dây thập cẩm
*Bột củ sắn dây được dùng để nấu chè: Bột củ sắn dây làm nguyên liệu nấu các món chè trái cây, hạt sen, hạt đậu. Chất bột trong sền sệt làm lộ rõ các thành phần nấu trong chè với màu mè hấp dẫn. Chè bột sắn dây là các món chè cao cấp đang được các nhà hàng sang trọng ở thành phố kinh doanh.

Chè bột sắn dây hạt sen


Chè bột sắn dây bí đỏ
*Bột củ sắn dây được dùng để làm bánh: Người Việt Nam chưa có món bánh từ bột sắn dây do loài bột này ở dạng lỏng, thạch hay nhão, không như bột gạo hay nếp.
Người Nhật Bản đã có cách pha trộn bột sắn dây với bột đậu tương để chế ra món bánh Kuzumochi là món ăn tráng miệng rất bổ mát và được ưa chuộng ở Nhật.

Bánh Kuzumochi ở  Katori-city, Nhật Bản
b-Cây sắn dây được dùng làm thuốc
Sắn dây thuộc những vị thuốc cổ nhất, từng được đề cập trong Thần Nông bản thảo kinh - Bộ sách đầu tiên của Đông y học.
Tài liệu cổ ghi nhận củ Sắn dây có tác dụng: tán nhiệt giải cảm, tuyên độc thấu chẩn, giải kinh (chống co giật), sinh tân chỉ khát.
Sắn dây là một trong những dược liệu được sử dụng nhiều trong Đông y.
Hầu hết các bộ phận của cây sắn dây đều đã được sử dụng làm thuốc. Tùy theo từng bộ phận của cây sắn dây mà có tên gọi các vị thuốc khác nhau như:
-Củ (cát căn, cam cát căn, phấn cát, bạch cát):
Đông y cho rằng củ sắn dây có vị ngọt mát, tính bình, đi vào các kinh tỳ, vị, phế và bàng quang, với công năng giải nhiệt, giải cơ (trong các chứng như cổ gáy bị cứng do cảm nắng, huyết áp cao).
Vị thuốc Cát căn (Radix Puerariae - nghĩa là "rễ sắn") được chế bằng cách thu hoạch củ vào mùa đông, xuân. Rễ củ đào rửa sạch đất cát, bỏ lớp vỏ ngoài, cắt khúc hoặc thái lát, xông diêm sinh, sau đó phơi hoặc sấy khô.
Cát căn có tác dụng chữa sốt, làm ra mồ hôi, chữa sởi không mọc được, phiền táo, khát nước, nhức đầu, kiết lỵ...
- Bột củ (cát phấn):
Vị ngọt, tính rất lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, trừ phiền; dùng chữa phiền nhiệt, miệng khát, ban nhiệt.
-Thân, nhánh (cát căn đằng):
Là vị thuốc thanh nhiệt, giải độc nhưng ít được dùng.
-Hoa (cát hoa):
Vị ngọt hơi đắng, tính mát; có tác dụng giải độc rượu, chữa sốt, chán ăn, nôn mửa ra chất chua, thổ huyết...
(Theo Lương y Huyên Thảo, Sức Khoẻ & Đời Sống).
c- Các công dụng khác của cây sắn dây
-Thân sắn dây có nhiều sợi cenllulose rất bền, được dùng để đan thúng, rổ hoặc đập dập dùng để đánh sợi dùng trong đan thảm và được nghiên cứu làm ván ép.
-Chất bột trong củ, hoa và lá có tính chống oxy hóa được dùng làm thạch trong chế biến thực phẩm và trong công nghiệp.
-Ở Hoa Kỳ đang nghiên cứu khai thác loài cây sắn gai Nhật Bản (kudzu) như loài cây xâm lấn bất trị để dùng cho việc sản xuất ethanol cellulosic, để làm xà phòng , kem , và phân hữu cơ.
- Thành phố Chattanooga, Tennessee (Hoa Kỳ), cũng đã thực hiện một chương trình thử nghiệm bằng cách sử dụng   lạc đà không bướu để chăn thả trên trảng cây sắn dây. Đến năm 2007 , dê chăn thả dọc theo khu vực phía Đông của thành phố Ridge Missionary. Nỗ lực tương tự để giảm sự phát triển rộng rãi cây kudzu phiền toái cũng đã được thực hiện ở các thành phố Winston-Salem, North Carolina Tallahassee ở Tennessee.

Một số bài thuốc Đông y từ củ săn dây

1-Chữa thiếu sữa ở sản phụ: Để chữa thiếu sữa ở sản phụ, có thể lấy dây sắn dây đốt thành than, nghiền mịn, mỗi lần uống 6 g cùng với rượu, sữa sẽ về nhiều. Còn để chữa say rượu bất tỉnh, nên lấy củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy 1 lít nước cốt, cho uống dần đến khi tỉnh lại. (Theo Lương y Huyên Thảo, Sức Khoẻ & Đời Sống).
2-Chảy máu mũi suốt ngày không ngừng, tâm thần phiền muộn: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy nước cốt, uống mỗi lần một chén con. (Theo Lương y Huyên Thảo, Sức Khoẻ & Đời Sống).
Chảy máu cam: Lấy củ sắn dây tươi giã nát, vắt nước cốt uống, mỗi lần 1 chén con, ngày 3 lần. (Theo SK&ĐS).
3-Rắn cắn: Giã lá sắn dây tươi vắt lấy nước uống, bã đắp lên nơi rắn cắn. (Theo Lương y Huyên Thảo, Sức Khoẻ & Đời Sống).
4-Vết thương chảy nhiều máu: Dùng lá sắn dây tươi giã nát, đắp vào vết thương. (Theo Lương y Huyên Thảo, Sức Khoẻ & Đời Sống).
5-Viêm ruột, đau bụng đi ngoài giống kiết lỵ, cồn cào, buồn bực, nôn ọe do uống nhầm các thứ thuốc nóng hoặc quá mãnh liệt: Dùng bột sắn dây quấy đường uống; hoặc dùng cát căn 30 g, rau má 20 g giã nát, chế thêm nước, vắt lấy nước cốt uống trong ngày. (Theo Lương y Huyên Thảo, Sức Khoẻ & Đời Sống).
6-Trẻ sơ sinh miệng mím chặt, sùi bọt mép, không bú được: Lấy một đoạn dây sắn dây đốt thành than, nghiền mịn, dùng khoảng 3-5 g bột hòa với sữa mẹ, nhỏ vào miệng trẻ. Làm như vậy vài lần trẻ sẽ mở miệng và bú được. (Theo Lương y Huyên Thảo, Sức Khoẻ & Đời Sống).
7-Ngực nóng, thổ huyết không ngừng: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy 500 ml uống. (Theo Lương y Huyên Thảo, Sức Khoẻ & Đời Sống).
Sắn dây có thể sử dụng kết hợp với một số vị thuốc khác
8-Chống ngứa do mồ hôi: Bột sắn dây 5 g, thiên hoa phấn 5 g, hoạt thạch 20 g, trộn đều, rắc lên những nơi ẩm ngứa. (Theo Lương y Huyên Thảo, Sức Khoẻ & Đời Sống).
9-Cảm mạo, sốt, cổ gáy cứng đơ, sợ gió, không mồ hôi: cát căn 8 g, ma hoàng 5 g, quế chi 4 g, đại táo 5 g, thược dược 4 g, sinh khương 5 g, cam thảo 4 g; cho 600 ml nước, sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày. (Theo Lương y Huyên Thảo, Sức Khoẻ & Đời Sống).
Chữa cảm mạo: Sốt phiền khát cứng đau gáy, dùng bài: Sài cát giải cơ thang: Sài hồ 4g, Cát căn 8 - 12g, Khương hoạt, Bạch chỉ, Hoàng cầm, Bạch thược mỗi thứ 4 - 8g, Cam thảo 2g, Cát cánh 4 - 8g, Thạch cao 16g, Gừng tươi 3 lát, Đại táo 2 quả sắc nước uống. (Theo thuocdongduoc.vn).
10-Trẻ nhỏ cảm phong nhiệt, nôn mửa, đau đầu, kinh sợ khóc thét: Cát căn 30 g giã nát, gạo tẻ 50 g. Cát căn sắc với 2 bát nước lớn, đun cạn còn 1 bát, chắt lấy nước nấu cháo với gạo, thêm chút gừng sống và mật ong, cho trẻ ăn trong ngày. (Theo Lương y Huyên Thảo, Sức Khoẻ & Đời Sống).
11-Cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, khát nước, có mồ hôi, nóng ruột, nôn ọe: Bột sắn dây 12 g hòa đường uống; hoặc dùng cát căn 20 g, đậu ván (sao)12 g, giã giập, sắc nước uống trong ngày. (Theo Lương y Huyên Thảo, Sức Khoẻ & Đời Sống).
Trị cảm nắng đau đầu (khô mũi, tiểu vàng): Lấy bột sắn dây hòa trong ly nước pha thêm chanh, đường uống. Ngày uống 3 -4 lần. (Theo SK&ĐS).
12-Cảm sốt nóng, nôn ọe, khát nước, nhức đầu: Cát căn, sài hồ, chi tử, mỗi thứ 15-20 g, sắc nước uống trong ngày. (Theo Lương y Huyên Thảo, Sức Khoẻ & Đời Sống).
13-Vùng ngực bụng nóng cồn cào, khát nước: Bột sắn dây 120 g, gạo tẻ 15 g. Gạo tẻ ngâm nước một đêm, chắt bỏ nước, trộn đều với bột sắn dây, nấu cháo ăn trong ngày. (Theo Lương y Huyên Thảo, Sức Khoẻ & Đời Sống).
14-Ngộ độc thức ăn, đại tiện ra máu do ăn phải đồ nóng, độc: Củ sắn dây tươi, ngó sen tươi 2 thứ giã nát, vắt lấy 500 ml nước cốt mỗi thứ, hòa đều, uống dần. (Theo Lương y Huyên Thảo, Sức Khoẻ & Đời Sống).
15-Ngộ độc rượu (uống quá nhiều rượu khiến tỳ vị thương tổn, khạc hoặc nôn ra máu, người phát sốt, tiểu tiện đỏ): Hoa sắn dây 30 g, hoàng liên 4 g, hoạt thạch 30 g (thủy phi), bột cam thảo 15 g; tán thành bột mịn, trộn với nước, hoàn thành viên, mỗi lần uống 3 g, chiêu thuốc bằng nước mát. Thủy phi là thêm nước vào vị thuốc cùng tán, hoặc tán xong cho vào nước khuấy lên để bột thuốc lắng xuống; thường áp dụng khi bào chế hoạt thạch, chu sa, thanh đại. (Theo Lương y Huyên Thảo, Sức Khoẻ & Đời Sống).
Lấy hoa sắn dây khô 20 - 40g nấu nước uống nhiều lần trong ngày. (Theo SK&ĐS).
16-Thanh nhiệt và bồi bổ: Dùng chè bông cau: lấy đậu xanh cà vỡ, ngâm trong nước có chút muối ăn chừng 2 giờ; cho vào nồi khi nước đang sôi cho đến khi đậu xanh mềm, lấy bột sắn dây đã hòa tan trong nước vừa đổ vừa khuấy đều tay và cho tiếp đường cùng hương liệu vào để sôi thêm 2 phút nữa đến khi thấy chè trắng đục sánh là được. Mang ra ăn ngày 1 lần. (Theo SK&ĐS).
17-Làm ra mồ hôi, hạ nhiệt (dùng trong bệnh ngoại cảm, sốt cao, đau gáy, sưng gáy):
- Giải độc (làm cho sởi mọc hoàn toàn) dùng phương cát căn thang, gồm cát căn 8g, thược dược 4g, ma hoàng 5g, sinh khương 5g, quế chi 4g, cam thảo 4g, đại táo 5g. Sắc uống ngày 1 thang. (Theo SK&ĐS).
- Sinh tân chỉ khát dùng trong bệnh có sốt cao kèm theo khát nhiều, bụng cồn cào, đại tiện bí kết, đau thượng vị dùng củ sắn dây tươi 40g, mạch môn 40g, cỏ nhọ nồi 40g, lá tre 20g. Sắc uống ngày 1 thang. (Theo SK&ĐS).
18-Trị viêm họng, viêm thanh quản cấp: Lấy dây cây sắn dây đốt tồn tính, tán bột uống chiêu với nước trắng. Ngày 2 lần. (Theo SK&ĐS).
19-Chữa kiết lỵ do nhiệt: Lấy một ít bột sắn dây cùng đường hòa tan trong nước, sau cho lên bếp khuấy chín đặc, mang ra ăn. Ngày 1-2 lần.
Hay cát căn 30g, rau má 20g, giã nát vắt nước cốt uống trong ngày. (Theo SK&ĐS).
Chữa chứng nhiệt tả (Viêm ruột cấp, lị trực khuẩn) dùng bài: Cát căn hoàng cầm hoàng liên thang: Cát căn 12 - 20g, Hoàng cầm 12g, Hoàng liên 8g, Cam thảo 4g sắc nước uống. (Theo thuocdongduoc.vn).
20-Trị ngực nóng, thổ huyết: Lấy củ sắn dây tươi giã nát vắt lấy nước cốt chừng 500ml chia ra uống 2 - 3 lần. (Theo SK&ĐS).
21- Chữa sởi trẻ em lúc mới mọc, mọc không đều: dùng bài:
+ Thăng ma 6 -10g, Cát căn 8 - 16g, Thược dược 8 -12g, Chích thảo 2 - 4g, sắc nước uống ngày 1 thang. Hoặc dùng bài:
+ Cát căn thang: Cát căn 12g, Ngưu bàng tử 12g, Kinh giới 8g, Thuyền thoái 4g, Liên kiều 12g, Uất kim 8g, Cát cánh 8g, Cam thảo 4g sắc nước uống. (Theo thuocdongduoc.vn).
22-Trị chứng tiểu đường: kết hợp với thuốc tư âm thanh nhiệt, dùng bài: Cát căn 16 - 20g, Mạch môn 12 - 16g, Sa sâm 12g, Ngũ vị tử 6 - 8g, Khổ qua 12g, Thạch hộc 12g, Đơn bì 12g, Thỏ ty tử 12g, Cam thảo 3g sắc nước uống. (Theo thuocdongduoc.vn).
23-Chữa Huyết áp cao giai đoạn 1: dùng bài Lục vị hoàn hoặc Kỷ cúc địa hoàng hoàn gia Cát căn 20g, có tác dụng giảm bớt triệu chứng hoa mắt, ù tai, chân tay tê dại, ổn định huyết áp. (Theo thuocdongduoc.vn).
24-Trị bệnh mạch vành: do thuốc làm giãn mạch vành mà bớt cơn đau thắt ngực và cải thiện điện tâm đồ. (Theo thuocdongduoc.vn).

Cây sắn dây được xem là loài thực vật xâm lấn ở một số nước

            Loài cây Sắn dây (Pueraria thomsoni Benth.) và cây sắn dây rừng (P. mirifica) được coi là những loài cỏ dại nguy hiểm về sinh thái học ở Hoa Kỳ, vì nó mọc lên và trải ra quá nhanh. Nó cũng bắt đầu mọc lên nhiều ở miền đông bắc Úc và những vùng cô lập ở miền bắc nước Ý, như vùng chung quanh hồ Maggiore.
            Ở Hoa Kỳ: Cây Sắn dây được nhập vào Hoa Kỳ từ Nhật Bản vào năm 1876 tại  Centennial Exposition (Triển lãm 100 năm) ở Philadelphia, Pennsylvania, ở đây nó được quảng cáo là cỏ nuôi để cho thú nuôi ăn và là cỏ trang trí. Từ năm 1935 cho đến đầu thập niên 1950, Cục Bảo tồn Đất (Soil Conservation Service) khuyến khích nông dân ở miền Đông Nam Hoa Kỳ trồng cây sắn dây để đất khỏi bị xói mòn, và Đoàn Bảo tồn Dân sự (Civilian Conservation Corps) trồng nó rộng rãi trong nhiều năm.
Tuy nhiên, người ta nhanh chóng nhận ra rằng miền Đông Nam Hoa Kỳ có khí hậu rất tốt để cho cây sắn dây mọc lên đến nỗi không thể kiểm soát được, vì ở đây có mùa hè nóng bức, ẩm ướt, nhiều mưa và mùa đông ôn hòa, không có loài thú nào quen ăn nó, và ít khi bị băng giá. (Sắn dây không chịu được các nhiệt độ băng giá thấp với độ sâu đóng băng xuống thấp hơn cả hệ thống rễ của nó và vì thế ít khi có mặt trong những khu vực đó.) Vì thế, loài thực vật được khuyến cáo trước đây thì kể từ năm 1953 được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ gọi là cỏ dại.
Hiện nay, sắn dây đã mọc lên rộng rãi ở khắp miền Đông Nam Hoa Kỳ, và được tìm thấy tới tận Paterson, New Jersey ở miền Đông Bắc; 30 quận từ Illinois  (tới Evanston) ở miền Bắc trung;  Texas ở miền Tây Nam. Năm 2000, nó cũng mọc lên không rõ nguyên nhân ở Quận Clackamas, Oregon, ở miền Tây Bắc. Cây Sắn dây đã cắm chặt vào từ 20.000 đến 30.000 km² vùng đất ở Hoa Kỳ và tốn khoảng 500 triệu đô la mỗi năm do bị mất đất trồng trọt và các chi phí kiểm soát nó.
Trong khi ở Châu Á củ của loài cây sắn dây được xem như nguồn thực phẩm an toàn và nguồn dược liệu quý hiếm còn ở Hoa kỳ và ở Úc phải tốn nhiều tiền để tiêu diệt chúng, thật là một điều nghịch lý!

Loài cây sắn dây Nhật (Kudzu) xâm lấn ở Atlanta, Georgia (Hoa Kỳ)

                                                                                                 Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài liệu tham khảo